Lúc nào cũng “con Nh.à người ta”
So sánh con mình với con Nh.à người khác là điều mà rất nhiều cha mẹ đã làm. Nhiều người nghĩ rằng khi so sánh như vậy thì con sẽ tiến bộ hơn.
Tuy nhiên, nếu bị đem ra so sánh quá nhiều sẽ hình thành trong trẻ suy nghĩ “con Nh.à người ta” cái gì cũng giỏi còn mình cái gì cũng thua kém. Trẻ sẽ có cảm giác tự ti, ghen tị thậm chí là thù ghét.
Thay vì cứ nhìn mãi vào sự xuất sắc của “con Nh.à người ta”, cha mẹ nên trở thành người bạn đồng hành giúp con cái trở nên xuất sắc. Hãy tôn trọng thiên hướng bẩm sinh của con trẻ và tạo điều kiện cho con ph.át huy hết khả năng của mình.
Quá nuông chiều con cái
Sự nuông chiều con cái, luôn đáp ứng mọi nhu cầu của con là một thói quen sai lầm của nhiều cha mẹ. Nó kh.iển trẻ nghĩ rằng việc cha mẹ đáp ứng mình là điều đương nhiên. Nếu không được đáp ứng chúng sẽ khóc lóc, ăn vạ, giận dỗi cho tới khi được đáp ứng.
Tốt nhất cha mẹ nên để con cái tự cố gắng và học c.ách tự trưởng thành. Nếu không chúng sẽ mãi là một đứa trẻ lười biếng và không biết trân trọng những gì mình có.
Thói quen trì hoãn, “cao su” giờ
Trẻ nhỏ thường hay bắt chước người lớn. Nếu cha mẹ có thói quen lề mề, trì hoãn thì trẻ cũng sẽ học theo như vậy.
Trước khi sửa con, cha mẹ cũng nên sửa chính bản tʜâɴ mình. Cha mẹ cần làm việc có kế hoạch, kỷ luật, tự giác để trở thành tấm gương cho con.
Hãy giáo dục con cái ý thức về thời gian ngay từ nhỏ để chúng ý thức được sự quý giá của thời gian.
Cãi nhau trước mặt con cái
Trong hôn nhân ai cũng muốn có được hạnh phúc. Tuy nhiên trong cuộc sống không tránh khỏi những lúc cãi vã. Thế nhưng nhiều cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái, mang con cái ra “giận cá chém thớt”.
Những đứa trẻ lớn lên trong không khí gia đình như vậy hoặc sẽ мấᴛ đi cảm giác an toàn, мấᴛ đi niềm tin trong tình cảm hoặc sẽ học theo cha mẹ dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.
Vì con cái cha mẹ nên học c.ách thấu hiểu và bao dung. Tốt nhất là khi ở trước mặt con cha mẹ càng ít to tiếng càng tốt.