Cày Phim Đêm

8 tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị ung thư mà người bệnh nên biết sớm: Hỏi kĩ BS trước khi quyết định

61

Cô bạn em đợt vừa rồi điều trị ung thư vú 2 tháng trong bệnh viện Ung Bướu Trung ương, bác sĩ bảo đợt tới phải xạ trị. Vì vậy hôm qua vào thăm cô ấy nói với mình đang băn khoăn không biết có nên làm theo lời bác sĩ không hay xin về nhà điều trị Đông y, vì cô rất lo lắng không biết ngoài việc bị rụng hết tóc như nhiều người đang điều trị ung thư ở đây, thì xạ trị còn gây tác dụng phụ nào khác không

F2P8WXSZScYq0o8Q8qo_lQz_V8yZ3hYfW_NQTVjhFJeMBhcg3U1k0pRGlYwIY1sy34ddh7-Q31m41cOOD8TSBpGJA2LmẢnh minh họa/Nguồn: Internet

Nói thật là nhà em cũng chưa có ai xạ trị hay hóa trị ung thư, nên không biết việc này, sáng nay em tò mò vào mạng tìm hiểu, thì thấy ngoài việc bị rụng tóc, thì người bệnh còn phải đối mặt với hàng loạt tác dụng phụ khác khi xạ trị hay hóa trị như: Tiêu chảy, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và nôn…

Nói về điều này, tiến sĩ, bác sĩ Daisuke Tachikawa, Viện phó Bệnh viện Wakamiya (Nhật Bản) cho biết, để điều trị ung thư có 3 phương pháp chính là hóa trị, xạ trị, phẫu thuật và gần đây có thêm liệu pháp miễn dịch. Trong đó, hóa trị – xạ trị là 2 phương pháp chính và thường xuyên được chỉ định trong điều trị các bệnh ung thư hiện nay.

Với hóa trị: Đây là phương pháp dùng các thuốc để điều trị ung thư. Các thuốc này (còn gọi là thuốc hóa chất) có tác dụng gây độc tế bào, và khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm ngừng sự phát triển của chúng.

Với xạ trị: Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất, dùng những tia năng lượng cao hay sóng điện từ mạnh (X-ray, gama…) để tiêu diệt tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể được xạ trị trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm loại bỏ tế bào ung thư, teo nhỏ khối u để cắt bỏ, giảm nhẹ việc đau xương, teo nhỏ khối u nằm những nơi đặc biệt như cột sống, vùng nhạy cảm…

Trong quá trình hóa và xạ trị có thể gây nên những tác dụng phụ như sau:

Mệt mỏi

Đây là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị nhưng nguyên nhân chính xác của nó thì vẫn chưa được biết. Đôi khi, các khối u làm cho hệ miễn dịch tạo ra những chất gây mệt mỏi. Mệt mỏi có thể do thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu), suy dinh dưỡng, đau, những thuốc như corticoid, hóa trị, trầm cảm và stress gây ra.

Tổn thương da

Những tác dụng phụ thường thấy trên da của người bệnh sau khi hóa hoặc xạ trị là: Khô da, phát ban, đỏ, sẫm màu, phồng rộp, nứt nẻ hoặc ngứa ngáy khó chịu…

Rụng tóc

Các phương pháp này có thể làm hủy hoại tế bào nhanh chóng, trong đó có chân tóc. Tình trạng rụng tóc có thể kéo dài trong 2-3 tuần sau lần xạ trị đầu tiên.

Tiêu chảy

Nhiều bệnh nhân có thể bị tiêu chảy khi tiến hành hóa và xạ trị. Đặc biệt với bệnh nhân xạ trị ở vùng xương chậu, bao tử và bụng. Phương pháp điều trị này cũng ảnh hưởng đến các tế bào tốt trong ruột non, ruột già.

Buồn nôn và nôn

Cũng giống như dùng thuốc kháng sinh kéo dài, hóa và xạ trị có thể gây ảnh hưởng sức khỏe đường ruột, dẫn đến buồn nôn hoặc nôn.

Khô viêm hoặc loét miệng

Tình trạng khô, viêm hoặc thậm chí loét miệng cũng là một tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra khi xạ trị ở khu vực đầu và cổ.

Mất trí nhớ

Xạ trị trên một phạm vi lớn trong não đôi khi có thể gây thay đổi chức năng não có thể dẫn đến mất trí nhớ hoặc chịu đựng kém với khí hậu lạnh.

Suy giảm t.ì.n.h d.ụ.c:

Với nữ giới: Xạ trị ở vùng chậu có thể làm cho âm đạo bị nhạy cảm và viêm trong suốt vài tuần sau điều trị. Khi lành có thể để lại sẹo làm cản trở khả năng giãn của âm đạo. Niêm mạc âm đạo cũng sẽ mỏng hơn có thể gây chảy máu nhẹ sau khi quan hệ.

Với nam giới: Xạ trị ở tinh hoàn có thể gây mất vĩnh viễn khả năng sản xuất tinh trùng.

Làm thế nào để hạn chế các tác dụng phụ của quá trình hóa và xạ trị?

Tiến sĩ Tachikawa khuyến cáo bệnh nhân ung thư khi hóa và xạ trị như sau:

Chú trọng dinh dưỡng với thực đơn đầy đủ nhóm chất: đạm, bột đường, béo, vitamin, khoáng chất, nước; chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn,. Tăng cường cá, rau quả và hạn chế thịt, ưu tiên chọn các loại tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến, sơ chế. Nấm, rong biển, bắp cải… là những thực phẩm người bệnh ung thư nên ưu tiên sử dụng.

Súc miệng trước khi ăn; trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi…; ăn trước khi đói… cũng có thể giảm triệu chứng buồn nôn.

Uống nhiều nước nhằm cung cấp chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng.

Hạn chế nằm một chỗ, nên tranh thủ vận động mọi lúc mọi nơi với cường độ phù hợp để cơ thể thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá nhiều.

Nguồn: Tổng hợp