Cày Phim Đêm

Bé 1t trốn bò đứng dậy đi luôn, bố mẹ mừng rỡ mà không biết đó là bệnh khiến con ‘học dốt nhất lớp’

269

Các mẹ ơi, ai đang nuôi con nhỏ phải cẩn thận nhé. Trẻ nhỏ là phải phát triển theo từng giai đoạn chứ nhiều nhà thấy con lớn nhanh hơn bình thường mà mừng là không được đâu. Trẻ “đốt cháy giai đoạn phát triển” có thể cảnh báo đang gặp vấn đề sức khỏe đấy.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Như trường hợp em đọc được trên báo đây, một gia đình ở Singapore đã rất vui mừng khi bé Jack biết đi ngay khi vừa tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, không giống như các bé khác, Jack đã “trốn bò” và đứng lên đi luôn.

“Tôi và chồng đã rất phấn khích khi con biết đi mà không cần trải qua giai đoạn tập bò. Tôi thấy chuyện này không hề ảnh hưởng gì vì thấy con càng biết đi sớm thì càng tốt”, mẹ của Jack nói.

Tuy nhiên, khi Jack đi học mẫu giáo, cậu bé đã bộc lộ ra nhiều điểm bất thường. Cụ thể là, so với các bạn cùng lứa, Jack không nhớ nổi mặt chữ cái, không thể đọc và đánh vần nhiều. Tình trạng này liên tục kéo dài và Jack vẫn không thể bắt kịp các bạn.

Lúc này người mẹ mới đưa con mình đi khám và sửng sốt khi bác sĩ nói nguyên nhân khiến Jack gặp phải các vấn đề trong học tập là do ‘bé đã không biết bò khi còn nhỏ’

” Anh chị em của Jack đều biết bò và chúng có khả năng học tập bình thường, bây giờ tôi mới nhận ra sự khác biệt ở Jack”, người mẹ chia sẻ.

Ảnh: Internet

Hành động bò chéo giúp trẻ phát triển sự phối hợp song phương, thúc đẩy vận động tinh phát triển

Theo Yael (thạc sĩ tâm lý giáo dục, giám đốc Trung tâm trị liệu động lực học Singapore), cho biết, hành động bò chéo – di chuyển cánh tay phải với chân trái, tiếp theo là cánh tay trái với chân phải sẽ giúp trẻ phát triển sự phối hợp song phương.

“Việc bò sẽ giúp tăng cường sức mạnh phần trên của trẻ, giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh (khả năng điều khiển bàn tay, ngón tay để viết, vẽ, cầm nắm đồ vật…). Động tác bò cũng thúc đẩy các cơ phát triển để trẻ kiểm soát cổ và tư thế tốt hơn”, Yael nói.

Ngoài ra, bò còn giúp trẻ tăng cường khả năng vận động, từ đó tự khám phá được môi trường xung quanh giúp trẻ tích lũy kinh nghiệp học tập, nhanh nhạy hơn.

Ảnh: Internet

Nhiều trẻ phải điều trị tại trung tâm ‘động lực học’

Cô Yael cho biết, tại trung tâm điều trị động lực học, mỗi ngày cô đều điều trị cho những đứa trẻ bị chậm phát triển, có vấn đề về phối hợp tay chân, rối loạn chức năng thị giác và chữ viết.

“Có nhiều bé rất thông minh những vẫn phải vật lộn với chương trình học trên lớp. Nhóm trẻ này thường bỏ qua giai đoạn bò khi còn bé.

Nhiều bố mẹ sợ con bị ngạt thở nên luôn đặt con trong tư thế nằm ngửa chứ không nằm sấp, việc này vô tình cản trở cơ hội để bé học bò”, cô Yael nói.

Do đó, chuyên gia khuyên cha mẹ nên cho con nhỏ nằm sấp mỗi ngày vài phút ngay khi trẻ còn sơ sinh. Ban đầu chỉ 1 – 2 phút, sau đó tăng dần 5 phút, 10 phút.

Một đứa trẻ phát triển bình thường, ít bệnh tật nên lớn lên theo từng giai đoạn là tốt nhất

Tuy không phải tất cả nhưng vẫn có nhiều trẻ bỏ qua giai đoạn bò vẫn phát triển bình thường. Chúng có thể di chuyển bằng ngồi và lết mông.

Thế nhưng, tốt hơn hết cha mẹ vẫn nên giúp đỡ để trẻ thực hiện đầy đủ các giai đoạn như tập nằm sấp, biết bò khi 7 – 10 tháng tuổi, sau đó bám vịn để đứng lên khi đạt mộc 8 – 9 tháng tuổi và đi men vào khoảng 10 – 12 tháng. Từ 1 năm trở đi trẻ có thể đi được những bước chập chững rồi.

“Nếu cha mẹ thấy con mình không đạt được các cột mốc phát triển này thì hãy đưa con đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra xem sự chậm trễ này có xuất phát từ vấn đề thần kinh hay không”,cô Yael khuyến cáo.

Hiện tại, Jack vẫn đang đi trị liệu thường xuyên và kết quả học tập của cậu bé cũng đã cải thiện được một chút.

Nguồn: Tổng hợp