Con người chúng ta đang sống ở thể nhị nguyên, với những mặt đối nghịch nhau. Nếu một người không biết cảm nhận nỗi đau, họ sẽ không biết thế nào là hạnh phúc. Và theo nhiều nghiên cứu, những trải nghiệm đau đớn cũng làm tăng hạnh phúc của con người.

Thượng Đế ôn tồn bảo: “Nếu con đã quyết tâm như vậy, thì chỉ còn mỗi một cách, đó là ta sẽ vây quanh con bởi…. bóng tối”. Linh hồn bé nhỏ vội vàng đáp lại: “Dạ được”. Thượng Đế dặn dò: “Có thể con sẽ quên. Trước khi con đi, Ta muốn con luôn nhớ: khi bao phủ xung quanh con là bóng tối, hãy đừng bao giờ quên con chính là ánh sáng”.
Nếu bóng tối là thứ khiến linh hồn cảm nhận được ánh sáng như thế nào, thì nỗi đau cũng tương tự như vậy, nó sinh ra để ta cảm nhận được hạnh phúc ra làm sao. Bởi vì, chỉ mình khoái lạc trong đời thì không thể nào khiến con người hạnh phúc. Nhưng bạn cũng đừng bao giờ lạc trôi trong nỗi đau mà quên mất rằng sống hạnh phúc mới là giá trị cuối cùng.
Có một câu chuyện kể lại rằng, có một người cha tiễn đứa con gái của mình ở sân bay để sang nước ngoài du học, ông tạm biệt con bằng lời chúc “Ba chúc con đủ”. Người con gái đáp lại: “Ba ạ, con cũng yêu ba lắm. Và con cũng chúc ba đủ”. Rồi cô gái ra đi. Đó là lời chúc “gia truyền” của gia đình ông, đã qua nhiều thế hệ. Khi ông nói “ba chúc con đủ”, ông muốn chúc con gái mình có cuộc sống đủ những điều tốt đẹp và duy trì được nó.
Rồi ông lẩm nhẩm đọc: “Ba chúc con đủ ánh mặt trời để giữ cho tâm hồn con trong sáng. Ba chúc con đủ những cơn mưa để biết yêu quý ánh nắng ban mai. Ba chúc con đủ hạnh phúc để giữ cho tinh thần con luôn “sống”. Ba chúc con đủ những nỗi đau để biết yêu quý cả những niềm vui nhỏ nhất. Ba chúc con đủ những gì con muốn để con có thể hài lòng. Ba chúc con đủ mất mát để con yêu quý những gì con có. Và ba chúc con đủ lời “chào” để có thể vượt qua được câu nói “tạm biệt”.”
Con người cần đau đớn, và đó là sự tương phản của khoái lạc, hạnh phúc. Nếu thiếu đau đớn, cuộc sống phải chăng buồn tẻ hơn, nhàm chán hơn. Theo một nghiên cứu khoa học, sau khi vận động cơ thể ở cường độ cao, người chạy trải nghiệm cảm giác hưng phấn liên quan đến việc sản sinh chất opioids, chất thần kinh được phóng thích khi cơ thể trải qua nỗi đau.
Từ đây, việc trải nghiệm giảm đau phần nào tăng cảm giác hạnh phúc và giảm đi những nỗi buồn. Khi chúng ta đau đớn, chúng ta cũng tự thưởng cho bản thân mình những điều tốt đẹp, ta nuông chiều bản thân ta hơn.
Cũng giống như, sau chia tay, người phụ nữ đủ đớn đau sẽ biết cách chăm sóc bản thân mình. Theo nghiên cứu khoa học, phụ nữ sau khi ly hôn hoặc đã mất chồng sẽ trở nên trẻ trung hơn. Trong khi đó, đàn ông có xu hướng trẻ trung hơn khi có người yêu trẻ tuổi hay lấy vợ trẻ tuổi. Cơ thể của phụ nữ được cấu tạo để có thể sinh con, và cơ thể đàn ông có cấu tạo để bảo vệ phụ nữ. Đó là bản năng.
Vì thế, những người phụ nữ đã mất đi người đàn ông của mình thường tự nhiên phát huy sức hấp dẫn để tìm kiếm người yêu mới lý tưởng, để có thể bảo vệ cho họ. Như vậy, nỗi đau giờ đây như một chất xúc tác, khiến chúng ta tự tưởng tưởng cho mình những món quà tốt đẹp cho chính ta. Khi ta tự thưởng cho bản thân những món quà, ta sẽ hấp dẫn những niềm vui mới.